Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

Goóc-ba-chốp

Михаил Горбачёв.jpg
Goóc-ba-chốptiếng NgaМихаи́л Серге́евич ГорбачёвMihail Sergeevič Gorbačëv;IPA[mʲɪxʌˈil sʲɪrˈgʲejɪvʲɪʨ gərbʌˈʨof], thường được Anh hoá thành Gorbachev; sinh ngày 2 tháng 31931) từng là lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh (nhờ vậy mà ông được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990), nhưng sự lãnh đạo của ông cũng góp phần làm sụp đổ Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) và gây ra sự tan rã của Liên bang Xô viết.

Tuổi trẻ và nghề nghiệp chính trị

Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye, quận Medvedelsk, tỉnh Stavropol. Là con trai của một công nhân cơ khí nông nghiệp Nga Sergey Andreyevich Gorbachyov (người Nga) và Maria Gopkalo Pantelyevna (người Ukraina). Ông trải qua thời thơ ấu khó khăn trong thời gian cầm quyền của lãnh tụ Iosif Vissarionovich Stalin. Ông nội M. S. Gorbachyov là Andrey Moiseyevich Gorbachyov (1890 - 1962) bị quy là phú nông (kulaks) nên cả hai ông bà bị phát vãng đi Irkutsk từ năm 1934 đến năm 1936. Sau đó, họ trở về quê cũ và làm việc trong nông trang tập thể đến cuối đời. Ông ngoại M. S. Gorbachyov là Gopkalo Yefimovich Panteley (1894-1953) cũng là một nông dân vốn quê ở tỉnh Chernigov (Ukraina), chuyển đến Stavropol sinh sống từ năm 1911. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, ông làm chủ tịch nông trang tập thể đến năm 1937 thì bị bắt và bị quy là phần tử Trotskism. Ông may mắn thoát khỏi án tử hình vào tháng 9 năm 1938 sau khi Hội nghị Trung ương tháng 2-1938 của Đảng Cộng sản Liên Xô ra nghị quyết về việc "chống lại sự thái quá trong việc xử lý các phần tử có vấn đề về chính trị". Tuy nhiên, cũng như ông Andrey Moiseyevich Gorbachyov, ông cũng bị phát vãng đến năm 1940 mới được trả tự do.
Trong thời gian Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vùng Stavropol bị quân Đức chiếm đóng từ tháng 8 năm 1942. Ngày 22-1-1943, Quân đội Xô Viết từ Ordzhonikidze tấn công lên và giải phóng khu Stavropol. Gia đình Gorbachyov nhận được giấy báo tử của ông S. A. Gorbachyov. Nhưng vài ngày sau đó, gia đình lại nhận được thư của ông. Cơ quan quân vụ khu Stavropol xin lỗi về giấy báo tử sai. Kết thúc chiến tranh, ông S. A. Gorbachyov giải ngũ trở về quê hương với các tấm Huân chương Sao Đỏ và Huy chương "Vì lòng dũng cảm" trên ngực áo.
Thuở nhỏ, M. S. Gorbachyov luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập. Ông được coi là học sinh thông minh nhất lớp, đặc biệt trong môn lịch sử và toán học. Sau khi ra trường, ông cùng lao động và giúp gia đình có được sản lượng thu hoạch cao kỷ lục bên trong hợp tác xã. Nhờ thành tích này, ông được trao Huy chương lao động Cờ Đỏ khi mới 17 tuổi. Khá hiếm người ở độ tuổi ấy từng được vinh dự này. Năm 19 tuổi, M. S. Gorbachyov được kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng sản Liên Xô (Komsomol). Năm 1950, ông đoạt huy chương bạc trong một kỳ thi học sinh giỏi cấp vùng (Oblast) và được gọi thẳng vào Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Mikhail Lomonosov không phải qua thi tuyển. Trong thời gian sống tại Moskva, ông gặp người vợ tương lai, Raisa. Họ làm đám cưới tháng 9 năm 1953 và trở về quê hương của Gorbachyov ở Stavropol, phía nam nước Nga, sau khi ông tốt nghiệp năm 1955.
Gorbachyov gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1952 khi 21 tuổi. Sau khi tốt nghiệp với bằng danh dự từ Khoa Luật của Đại học quốc gia Moscow năm 1955, ông được phân công đến Văn phòng Công tố khu vực Stavropol với chức vụ điều tra viên. Ngày 15-8-1955. Gorbachyo được điều đến công tác tại Ban Chấp hành Đoàn Komsomol khu Stavropol với chức vụ Phó trưởng ban tuyên truyền. Năm 1956, Gorbachov được bầu làm Bí thư thứ nhất Khu đoàn Komsomol Stavropol nhiệm kỳ 1956-1958. Ông cũng được bầu vào chức vụ này lần thứ hai trong nhiệm kỳ 1961-1962. Năm 1965, M. S. Gorbachyov được Bí thư thứ nhất khu ủy Stavropol F. D. Kulakov và Trưởng ban tổ chức cán bộ khu ủy Stavropol L. N. Efimov đưa vào quy hoạch cán bộ nguồn của Khu ủy. Ngày 26-9-1966, Mikhail Gorbachev được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng ủy thành phố Stavropol. Cũng trong năm này, ông thực hiện chuyến đi công tác nước ngoài đầu tiên tới Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1967, ở độ tuổi 36, ông được Học viện nông nghiệp cấp bằng cử nhân kinh tế nông nghiệp (tại chức). Kể từ đây, M. S. Gorbachyov thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp, năm 1970 ông được chỉ định vào chức Chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp và năm sau trở thành thành viên Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1972, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Bỉ. Hai năm sau đó, năm 1974, M. S. Gorbachyov trở thành đại biểu Xô viết tối cao và giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban thường trực phụ trách các vấn đề thanh niên.
Năm 1979, Gorbachyov được bầu vào Bộ chính trị. Ở đó, ông được Yuri Vladimirovich Andropov, lãnh đạo KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn Andropov nắm quyền lãnh đạo đảng trước khi Andropov mất năm 1984. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, cùng với Andropov, ông đã thay đổi 20% quan chức cao cấp, các bộ trưởng trong chính phủ cũng như các thống đốc địa phương bằng những người trẻ tuổi. Trong thời gian này Grigory Vasilyevich Romanov,Nikolai Ivanovich Ryzkov và Yegor Kuzmich Ligachev bắt đầu được cất nhắc. Ryzhkov và Ligachev là những đồng minh thân cận của Gorbachyov, Ryzhkov về vấn đề kinh tế, Ligachev phụ trách nhân sự. Ông cũng có quan hệ thân thiết với Konstantin Ustinovich Chernenko, người thay thế Andropov khi ông này còn giữ chức Thư ký thứ hai[1].
Các chức vụ mới bên trong Đảng Cộng sản Liên Xô khiến ông có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài và nó đã gây ảnh hưởng to lớn tới những quan điểm chính trị, xã hội của ông sau này khi lãnh đạo đất nước. Năm 1975, ông dẫn đầu một phái đoàn tới Tây Đức, và vào năm 1983 dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Canada gặp Thủ tướng Pierre Trudeau và các thành viên Hạ viện cũng như Thượng viện Canada. Năm 1984, ông tới Anh, tại đây ông đã gặp Thủ tướng Margaret Thatcher.

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô

Gorbachev đối thoại trực tiếp với Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan
Ngay khi Chernenko qua đời, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, khi ấy 54 tuổi, được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1985. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
Trên thực tế là người nắm quyền lãnh đạo Liên bang Xô viết, ông đã tìm cách cải cách tình trạng trì trệ của đảng Cộng sản cũng như của nền kinh tế bằng cách đưa ra các mô hình glasnost ("mở cửa"), perestroika ("cải tổ") và uskoreniye ("tăng tốc", phát triển kinh tế), những chương trình này bắt đầu được đưa ra tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1986.

Cải cách trong nước

Trong nước, Gorbachyov áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất của công nhân qua chương trình perestroika của ông. Tuy nhiên, nhiều biện pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo cộng sản bên trong chính phủ Xô viết vào thời điểm ấy coi là cực đoan.
Năm 1985, Gorbachyov thông báo rằng kinh tế Xô viết đang bị sa lầy và rằng việc tái tổ chức là cần thiết. Ban đầu, các cải cách của ông được gọi là "uskoreniye" (tăng tốc) nhưng sau này thuật ngữ "perestroika" (cải tổ) trở nên phổ biến hơn.
Gorbachyov không phải được tự do hành động. Dù kỷ nguyên Brezhnev thường được coi là một thời kỳ đình trệ kinh tế, một số thử nghiệm kinh tế (đặc biệt trong việc tổ chức các doanh nghiệp, và liên doanh với phương Tây) cũng đã diễn ra. Một số ý tưởng của những nhà cải cách bị các giám đốc doanh nghiệp có tư tưởng kỹ trị, không đồng tình, họ thường sử dụng các cơ sở của Liên đoàn Cộng sản trẻ làm nơi bàn bạc. Cái gọi là "Thế hệ Komsomol" là những người dễ tiếp thu tư tưởng của Gorbachyov nhất, họ cũng là những người hình thành nên thế hệ nhà kinh doanh, nhà chính trị thời hậu Xô viết, đặc biệt tại Các nước vùng Baltic.
Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Gorbachyov là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn chứng nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô viết. Giá các loại vodkarượu và bia tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Những ai uống rượu tại nơi làm việc cũng như nơi công cộng sẽ bị truy tố. Uống rượu bia trên tàu tốc hành cũng bị cấm. Nhiều nhà máy rượu vang nổi tiếng bị đóng cửa. Những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ phim. Cuộc cải cách không mang lại một hiệu quả rõ rệt nào đối với chứng nghiện rượu trong nước, nhưng về mặt kinh tế, nó là một cú đánh mạnh vào ngân khố quốc gia (theo Alexander Nikolaevich Yakovlev con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp) vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo một chuỗi sự kiện chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của Liên bang Xô viết và sự khủng hoảng kinh tế sâu sắc bên trong CIS mới được thành lập sáu năm sau đó[cần dẫn nguồn].
Luật Hợp tác xã được ban hành tháng 5 năm 1988 có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachyov. Lần đầu tiên kể từ thời Chính sách kinh tế mới của Vladimir Ilyich Lenin, luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài. Ban đầu luật áp dụng mức thuế cao và hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhân công, nhưng sau này nó đã được sửa đổi nhằm tránh cản trở hoạt động của lĩnh vực tư nhân. Nhờ điều luật này, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết. Cần lưu ý rằng một số nước cộng hòa thuộc liên bang không cần quan tâm tới các quy định hạn chế của luật. Ví dụ, tại Estonia, các hợp tác xã được phép cung cấp hàng hóa cho người nước ngoài và được phép quan hệ làm ăn với các công ty nước ngoài.
Các tổ chức công nghiệp rộng lớn trên "Toàn Liên bang" bắt đầu được tái cơ cấu. Ví dụ, Aeroflot được chia thành một số doanh nghiệp độc lập, một số doanh nghiệp đó trở thành hạt nhân hình thành các công ty hàng không tương lai. Các doanh nghiệp tự chủ mới xuất hiện đó được khuyến khích tìm kiếm đầu tư nước ngoài để tái cơ cấu.
Việc Gorbachyov đưa ra chương trình mở cửa khiến người dân có nhiều quyền tự do hơn, như tự do ngôn luận. Đây là một thay đổi căn bản, bởi vị việc giám sát ngôn luận và đàn áp những kẻ chỉ trích chính phủ trước kia là một chính sách căn bản của hệ thống Xô viết. Báo chí ít bị kiểm soát hơn, và hàng ngàn tù nhân chính trị cũng như những nhân vật bất đồng được trả tự do. Mục đích của Gorbachyov khi thực hiện chương trình mở cửa là muốn gây áp lực tới những thành viên bảo thủ bên trong Đảng Cộng sản Liên Xô, những người phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông, và ông cũng hy vọng rằng thông qua những biện pháp tự do hoá, các cuộc tranh luận, người dân Xô viết sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông.
Tháng 1 năm 1987, Gorbachyov kêu gọi dân chủ hoá: đưa ra các yếu tố dân chủ như các cuộc bầu cử nhiều ứng cử viên bên trong hệ thống chính trị Xô viết. Tháng 6 năm 1988, tại Hội nghị lần thứ hai bảy của đảng, Gorbachyov đưa ra các cải cách căn bản nhằm giảm sự kiểm soát của đảng đối với các cơ quan chính phủ. Tháng 12 năm 1988, Xô viết tối cao đồng ý thành lập Đại hội các đại biểu do nhân dân ủy quyền, với những thay đổi hiến pháp để biến tổ chức này trở thành một cơ quan lập pháp. Các cuộc bầu cử Đại hội được tổ chức trên toàn Liên bang Xô viết trong tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachyov được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết.

Truyền bá Tư tưởng mới

Trên trường quốc tế, Gorbachyov tìm cách cải thiện các quan hệ và thương mại với phương Tây. Ông thiết lập những mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut KohlTổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng AnhMargaret Thatcher - người đã đưa ra câu nói nổi tiếng: "Tôi thích ông Gorbachyov - chúng tôi có thể làm việc với nhau."[2]
Ngày 11 tháng 10 năm 1986, Gorbachyov và Reagan gặp gỡ tại ReykjavíkIceland đàm phán về việc giảm trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu. Trước sự ngạc nhiên khôn xiết của phái đoàn hai bên, hai người đã đồng ý trên nguyên tắc việc dỡ bỏ các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm trung khỏi châu Âu và cân bằng các giới hạn toàn cầu ở mức 100 đầu đạn vũ khí hạt nhân tầm trung. Thỏa thuận này được cụ thể hóa bằng việc ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.
Tháng 2 năm 1988, Gorbachyov thông báo việc rút các lực lượng Xô viết ra khỏi Afghanistan. Việc rút quân hoàn thành năm sau đó, dù cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khi quân Mujahedin lật đổ chính quyền Najibullah thân Xô viết. Ước tính 15.000 lính Xô viết đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ 1979 tới 1989 trong cuộc xung đột này. (Xem Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan)
Cũng trong năm 1988, Gorbachyov thông báo rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ Học thuyết Brezhnev, và cho phép các quốc gia khối Đông Âu tự quyết các vấn đề bên trong của mình. Được người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính quyền Gorbachyov, Gennadi Gerasimov, gọi đùa là "Học thuyết Sinatra", chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Warszawa cho thấy những cải cách trọng yếu nhất trong chính sách đối ngoại của Gorbachyov. Việc Moskva từ bỏ Học thuyết Brezhnev dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Trừ România, các cuộc cách mạng chống lại các chính quyền thân Xô viết đều diễn ra trong hòa bình. (Xem Các cuộc cách mạng năm 1989)
Việc Xô viết nới lỏng kiểm soát Đông Âu đã hoàn toàn chấm dứt Chiến tranh Lạnh, và vì thế, Gorbachyov được trao Giải Nobel Hòa bìnhngày 15 tháng 101990.

Đảo chính và sụp đổ

Trong khi những sáng kiến chính trị của Gorbachyov mang lại hiệu quả tốt cho tự do và dân chủ tại Liên bang Xô viết và Đông Âu, thì chính sách kinh tế của chính phủ này lại dần đưa đất nước tới bờ vực thảm hoạ. Tới cuối thập niên 1980, tình trạng khan hiếm các loại thực phẩm chủ yếu (thịtđường) ở mức nghiêm trọng dẫn tới việc tái lập hệ thống phân phối thời chiến tranh sử dụng tem phiếu hạn chế mỗi người dân chỉ được tiêu thụ sản phẩm ở một mức nào đó mỗi tháng. So với năm 1985, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 0 lên 109 tỉ rúp; dự trữ vàng giảm từ 2.000 xuống 200 tấn; và nợ nước ngoài tăng từ 0 tới 120 tỷ Đô la.
Hơn nữa, quá trình dân chủ hóa Liên bang Xô viết và Đông Âu đã làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên Xô và chính Gorbachyov. Việc Gorbachyov nới lỏng hệ thống kiểm duyệt và những nỗ lực của ông nhằm mở cửa chính trị hơn nữa đã mang lại những hiệu ứng khó lường như sự phục hồi chủ nghĩa quốc gia từ lâu từng bị đàn áp và tình cảm chống Nga bên trong các nước Cộng hoà. Những lời kêu gọi giành lấy quy chế độc lập rộng lớn hơn nữa khỏi Moskva ngày càng tăng, đặc biệt tại Các nước cộng hòa vùng Baltic gồm EstoniaLitva và Latvia, những nước đã bị Stalin sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1940. Những phong trào quốc gia bên trong các nước Cộng hòa như GruziaUkrainaArmenia và Azerbaijan cũng không ngừng lớn mạnh. Gorbachyov đã tạo ra một lực lượng sau này chính là kẻ tiêu diệt Liên bang Xô viết.
Ngày 10 tháng 1 năm 1991 Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đưa ra tối hậu thư yêu cầu Hội đồng tối cao Litva tái lập tính pháp lý của hiến pháp Xô viết tại nước này và thu hồi mọi đạo luật không hợp hiến. Ngày hôm sau Gorbachyov cho phép quân đội Xô viết tìm cách lật đổ chính phủ Litva. Hậu quả của sự kiện này, ít nhất 14 thường dân thiệt mạng và hơn 600 người bị thương trong các ngày 11-13 tháng 1 năm 1991 tại Vilnius, Litva. Phản ứng mạnh mẽ của phương Tây và các hoạt động của các lực lượng dân chủ Nga khiến tổng thống và chính phủ Liên bang Xô viết rơi vào tình thế khó xử và tin tức về những hành động ủng hộ Litva từ các quốc gia dân chủ phương Tây bắt đầu xuất hiện.
Hành động của Gorbachyov nhằm ngăn cản chủ nghĩa li khai từ các nước cộng hòa là đưa ra một hiệp ước liên bang mới với mục tiêu thành lập một nhà nước liên bang tự nguyện và dân chủ hóa thực sự. Hiệp ước liên bang mới được các nước cộng hòa vùng Trung Á, những nước cần tới sức mạnh kinh tế và các thị trường của Liên bang cho sự phát triển thịnh vượng của mình, ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, những nhà cải cách cấp tiến hơn như Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin, ngày càng tin tưởng rằng sự chuyển tiếp nhanh chóng sang một nền kinh tế thị trường là cần thiết và sẵn sàng chấp nhận sự tan rã của Liên bang Xô viết nếu điều đó là cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của họ.
Trái với sự thờ ơ của những người theo phe cải cách với Hiệp ước liên bang mới, những người cộng sản cứng rắn, vẫn là một lực lượng mạnh bên trong đảng cộng sản và quân đội, hoàn toàn phản đối bất kỳ điều gì có thể dẫn tới sự tan rã đất nước Xô viết. Buổi tối diễn ra lễ ký kết, những người thuộc phe cứng rắn đã hành động.
Phe cứng rắn bên trong bộ máy lãnh đạo Xô viết tiến hành Vụ đảo chính tháng 8 năm 1991 trong nỗ lực nhằm loại bỏ Gorbachev khỏi cơ cấu quyền lực và ngăn chặn sự ký kết hiệp ước liên bang. Trong lúc ấy, Gorbachyov bị quản thúc ba ngày (19 đến 21 tháng 8) trong mộtngôi nhà nông thôn ở Krym trước khi được trả tự do và thu hồi quyền lực. Tuy nhiên, ngay khi trở về, Gorbachyov thấy rằng cả nhà nước liên bang lẫn các cơ cấu quyền lực Nga đều không còn chú ý tới các mệnh lệnh của ông và quyền lực thật sự đã rơi vào tay Yeltsin, người đã tiêu diệt cuộc đảo chính. Hơn nữa, Gorbachyov bị buộc phải hạ bệ một số lớn các thành viên bên trong Bộ chính trị của mình, và trong nhiều trường hợp, bắt giữ họ. Những cuộc bắt giữ với lý do phản bội đó gồm cả "Bè lũ tám tên" lãnh đạo cuộc đảo chính.
Gorbachyov đã có ý định giữ Đảng Cộng sản Liên Xô là một đảng thống nhất nhưng đưa nó đi theo con đường dân chủ xã hội. Những mâu thuẫn vốn có của cách tiếp cận này - được Lenin ca ngợi, theo hình mẫu xã hội của Thụy Điển và tìm cách buộc cách nước vùng Baltic phải nằm trong Liên bang bằng sức mạnh vũ lực - rất khó thực hiện. Nhưng khi Đảng Cộng sản Liên Xô bị đặt ra ngoài vòng pháp luật sau vụ đảo chính tháng 8, Gorbachyov bị bỏ lại, không còn chút quyền lực nào đối với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng Yeltsin giành được tín nhiệm của quân đội với những lời hứa về tiền bạc. Sau chót Gorbachyov từ chức ngày 25 tháng 12 năm 1991 khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã.

Hoạt động chính trị sau khi từ chức

Gorbachyov đã thành lập Quỹ Gorbachyov[3] năm 1992. Năm 1993, ông cũng thành lập Chữ thập xanh quốc tế, cùng với tổ chức này ông là một trong ba nhà tài trợ cho Hiến chương Trái đất. Ông cũng là một thành viên Câu lạc bộ Rome.
Năm 1995 Gorbachyov được Đại học Durham trao bằng Tiến sĩ danh dự vì đóng góp của mình cho "sự nghiệp khoan dung chính trị và chấm dứt xung đột kiểu chiến tranh lạnh"[4].
Năm 1996, Gorbachyov chạy đua chức Tổng thống Nga nhưng chỉ nhận được khoảng 1% phiếu bầu, có lẽ vì sự thù ghét ông sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong khi đi vận động tranh cử, ông đã bị một người đàn ông vô danh đấm vào mặt.
Năm 1997, Gorbachyov đóng vai trong một đoạn phim quảng cáo Pizza Hut tại Hoa Kỳ để kiếm tiền cho Perestroika Archives.
Ngày 26 tháng 11 năm 2001, Gorbachyov thành lập Đảng dân chủ xã hội Nga— là một liên minh giữa nhiều đảng dân chủ xã hội ở Nga. Ông đã từ chức lãnh đạo đảng tháng 5 năm 2004 sau khi có bất đồng với chủ tịch đảng về đường lối chạy đua trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 2003.
Đầu năm 2004, Gorbachyov đăng ký nhãn hiệu loại rượu vang đỏ mang nhãn cái bớt của mình, sau khi một công ty vodka đưa cái bớt này lên nhãn một trong các loại sản phẩm của mình để lợi dụng sự nổi tiếng của nó. Công ty này hiện không còn sử dụng mác đó nữa[5].
Tháng 6 năm 2004, Gorbachyov đại diện cho nước Nga tại lễ tang Ronald Reagan.
Tháng 9 năm 2004, sau khi quân du kích Chechen tấn công nước Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đưa ra sáng kiến thay thế các cuộc bầu cử thống đốc địa phương bằng một hệ thống chỉ định trực tiếp từ tổng thống và được hội đồng lập pháp địa phương thông qua. Gorbachyov cùng với Yeltsin chỉ trích hành động của Putin, coi đó là một bước rời xa con đường dân chủ[6].
Năm 2005, Gorbachyov được trao giải thưởng Point Alpha cho vai trò của mình trong việc ủng hộ thống nhất nước Đức. Ông cũng đượcĐại học Münster trao bằng Tiến sĩ danh dự[7] Hiện nay ông là hội viên Câu lạc bộ Madrid.

Di sản

Ở phương Tây Gorbachyov thường có thiện cảm như là người góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, tại Đức, ông được hoan nghênh vì đã đồng ý để sự thống nhất nước Đức diễn ra. Tuy nhiên, tại Nga ông mang tiếng xấu vì bị coi là kẻ làm sụp đổ đất nước và chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó. Tuy vậy, những cuộc điều tra cho thấy phần lớn người Nga hài lòng với những mục tiêu hướng tới các cá nhân của perestroika, di sản lập pháp chính của Gorbachyov.
Chiến tranh tại Afghanistan đã bắt đầu từ cuối thập niên 1970, làm tiêu mòn các nguồn tài nguyên Xô viết. Cuộc chiến này và nhiều phong trào cách mạng tại các nước vệ tinh của Xô viết (được trợ cấp nhiều từ các chiến dịch bí mật của phương Tây), ví dụ nổi bật nhất là Ba Lan và Afghanistan, khiến Liên bang Xô viết phải chi ra những khoản tiền lớn nhằm giữ ổn định trật tự và giúp các chính phủ tại đó hoạt động. Một số người cho rằng cuộc chạy đua vũ trang của phương Tây cũng khiến Liên Xô phải chịu những chi phí lớn tới mức, khi cộng thêm các chi phí cho Afghanistan, họ không còn khả năng chi trả nữa. Hạ tầng kinh tế Xô viết rơi vào tình trạng suy sụp đặc biệt nghiêm trọng năm 1985 (khi Gorbachyov lên nắm quyền) và các sự kiện đó có ảnh hưởng to lớn tới những quyết định của Gorbachyov về tự do hoá. Cuối cùng, những nỗ lực nhằm "mở cửa" Liên bang Xô viết là quá chậm chạp, các nước vệ tinh cũng phải chịu một phần trách nhiệm, dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một giai đoạn đối đầu dài 50 năm giữa Đông và Tây.
Trái lại, những người khác, đặc biệt những người sống ở Liên Xô cũ, tin rằng Liên bang Xô viết không phải ở tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ như đã từng được tuyên bố và coi Gorbachyov là một chính trị gia kém cỏi, người đã đưa ra những cải cách sai lầm. Ông bị coi là phải chịu trách nhiệm cho sự tan rã của Liên Xô, dẫn đến sự hỗn loạn kinh tế và chính trị ở Nga và không gian hậu Xô viết trong những năm 1990.
Trong những năm cuối đời, Lazar Moiseyevich Kaganovich đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng thời kỳ cầm quyền của Gorbachyov chính là sự phá hủy trực tiếp đất nước. Năm 2012, tổ chức Liên minh các công dân Nga còn nộp đơn kiện Gorbachyov với tội danh Phản bội Tổ quốc.[8]

Chuyện ngoài lề

  • Ở phương Tây, Gorbachyov thường được gọi là "Gorby", một phần bởi vì mọi người cho rằng ông kém phần mộc mạc so với những người tiền nhiệm.
  • Khi viết trong tiếng Anh, chữ ё trong tên ông thường được thay bằng chữ е thành Gorbachev dù nó thường được đánh vần thànhGorbachyov.
  • Năm 1987, Gorbachyov thấy rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika rất giống với các tư tưởng của Alexander Dubčektrong cuốn "Chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người". Khi được hỏi cái gì là điều khác biệt giữa Mùa xuân Praha và các cuộc cải cách của ông, Gorbachev đã trả lời, "Mười chín năm"[9].
  • Năm 1989, trong một chuyến viếng thăm chính thức tới Trung Quốc khi Sự kiện Thiên An Môn đang diễn ra, một thời gian ngắn trước khi thiết quân luật được ban hành ở Bắc Kinh, Gorbachyov được hỏi về ý kiến của ông về Vạn lý trường thành: "Đó là một công trình đẹp", ông nói, "nhưng đã có quá nhiều bức tường giữa con người". Một nhà báo hỏi, "Ông có muốn Bức tường Berlin bị phá bỏ?" Gorbachyov trả lời rất nghiêm túc, "Tại sao không?"
  • Gorbachyov được xếp hạng #95 trong Danh sách những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong lịch sử của Michael H. Hart.
  • Gorbachyov hiện đang sống tại Bielefeld.

Tình cảm tôn giáo

Khi ra đời Mikhail Sergeyevich Gorbachyov chịu rửa tội của Nhà thờ Chính Thống giáo Nga nhưng ông là người vô thần. Ông đã kêu gọi đưa ra các bộ luật tự do tôn giáo tại Liên Xô cũ.
M. S. Gorbachyov cũng thể hiện một số quan điểm phiếm thần khi nói, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Resurgence:
Cuối buổi phỏng vấn tháng 11 năm 1996 trên CSPAN's Booknotes, Gorbachyov đã miêu tả các kế hoạch của mình cho những cuốn sách trong tương lai. Ông đã nói về Chúa như sau:

Vết chàm

Gorbachyov là người nổi tiếng nhất thời hiện đại có vết chàm nhìn thấy được. Vết bớt màu đỏ trên cái trán hói của ông là nguồn gốc nhiều ý châm biếm trong giới phê bình và biếm hoạ. (Trong số những bức ảnh chính thức của ông ít nhất có một bức với vết chàm bị xóa đi.) Trái với một số dư luận, nó không phải là rosacea. Vết bớt này và hai ngón tay cụt trên bàn tay trái của Yeltsin đã được một số người (bất mãn vì sự cầm quyền của họ) so sánh với một đoạn trong Kinh thánh nói rằng Satan sẽ đánh dấu những đứa con của mình trên trán và trên bàn tay.

Tham khảo


^ Roxburgh, Angus (1991). The Second Russian Revolution: The Struggle for Power in the Kremlin. Luân Đôn: BBC Books.
^ “Gorbachev becomes Soviet leader”. BBC News. Tháng ba 1985. Truy cập 22 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp);Đã bỏ qua tham số không rõ |tiếng= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
^ Gorbachev Foundation - English
^ Honorary Doctorate from Durham
^ “Gorbachev to Trademark His Forehead”. NewsMax.Com. Tháng hai 2004. Truy cập 22 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear=(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
^ “Mikhail Gorbachev on Putin’s Reforms: "A Step Back from Democracy"”. MosNews. Tháng chín 2004. Truy cập 22 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |tiếng= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate=(trợ giúp)
^ “Reunification Politicians Accept Prize” (HTML). Deutsche Welle. Tháng sáu 2005. Truy cập 2 tháng 5. Đã bỏ qua tham số không rõ |tiếng=(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date=, |accessdate= (trợ giúp)
^ “Critics demand high treason trial for Gorbachev”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
^ Almond, Mark (2002). Uprising: Political Upheavals that have Shaped the World. London: Mitchell Beazley.

Xem thêm

Trích dẫn

  • "Bạn gọi nó là cái gì khi một đất nước bị cai trị bởi những ông già tham quyền cố vị đến khi chết, [do đó] đất nước rơi vào tình trạng không có một ban lãnh đạo thông thường?"
  • "Tôi bắt đầu cảm thấy mong ước về một thứ gì nhiều hơn thế; tôi đã muốn làm một thứ gì đó khiến mọi điều trở nên tốt đẹp hơn."
  • "Nguy hiểm chỉ chờ đợi những người không phản ứng trước cuộc sống.", thường được trích dẫn sai thành "Những người đến muộn sẽ bị cuộc đời trừng phạt" (Đông Berlin, 7 tháng 10, 1989)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét