Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Vương Duy


Vương Duy (701-761), tự Ma Cật, người huyện KỳTấn TrungSơn TâyTrung Quốc. Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đờiĐường. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật. Cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh) là ba người nổi tiếng về tài thơ ca thời Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về Phật học và theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáo có Duy Ma Cật kinh, là kinh sách do Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật.

Tiểu sử

Năm Khai Nguyên thứ 9 (721) thời Đường Huyền Tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm điều cấm, bị khiển trách và phải đến Tế Châu làm tham quân[1]. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di[1], thăng tới giám sát ngự sử[1]. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chiếm Trường An. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở tại biệt thự Lam Điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là Vương Tấn khi dó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn[1], sau thăng tới thượng thư hữu thừa[1], vì thế người đời còn gọi ông là Vương hữu thừa.

Bình luận

Tô Đông Pha đời Tống khi viết về Vương Duy có câu: "味摩诘之诗, 诗中有画; 观摩诘之画, 画中有诗" (vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi họa, họa trung hữu thi, dịch nghĩa:Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ đồ; ngắm họa đồ của Ma Cật, trong họa đồ có thơĐồng Kỳ Xương đời Minh thì cho Vương Duy là ông tổ của phong cách họa sơn thủy Nam tông (Nam tông họa chi tổ).

Một số bài thơ tiêu biểu

  • Tống biệt
  • Tống xuân từ
  • Hỉ đề bàn thạch
  • Mạnh Thành ao
  • Chung Nam biệt nghiệp
  • Điền viên lạc
  • Võng Xuyên biệt nghiệp
  • Quá Lý Tiếp trạch
  • Chước tữu dữ Bùi Địch
...
Thơ ông được rất nhiều thi sĩ Việt Nam như Tản Đà, Trần Trọng San, Phụng Hà, Trần Nhất Lang, Thái Thanh Nguyên, Trần Ngọc Hưởng, Đinh Vũ Ngọc, Bùi Khánh Đản, Bùi Hạnh Cẩn việt Anh... dịch lại với nhiều thể lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. Dưới đây là một đoạn bình và luận của Thái Thanh Nguyên cho bài thơ Tống biệt:
Chỉ cần mượn hình tượng một làn mây trắng thôi là chuyển tải biết bao trạng thái tâm tư con người đang lặn lội trong dòng thế cuộc.
Vui chăng? Sắc nhuộm như hồng lĩnh
Buồn mấy! Màu pha tựa lãnh đài.
Đi hay không đi, làm hay không làm nếu không tự quyết bằng chính kiến của mình thì về sau bạn cũng hối hận về việc đó. Huống hồ, dòng đời đâu chỉ một phương, tâm người cũng không một niệm, nên trên vòm trời cứ vẫn bất tận trắng ngàn mây.
Bạn cười chẳng thỏa lòng ta
Thôi về nghỉ lại non nhà Nam Sơn.
(Trần Ngọc Hưởng dịch)
Thôi thì hãy tạm nằm nghỉ ngơi bên lề cuộc thế để lắng nghe duyên nghiệp tương sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét