Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Cường Để

Cuong De.JPG
Kỳ Ngoại hầu Cường Để (chữ Nho: 畿外侯彊柢; 1882-1951) là Hoàng thân triều Nguyễn (cháu năm đời của Nguyễn Phúc Cảnh), và là một nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 [1].

Thân thế


Ông nguyên tên là Nguyễn Phúc Đan (阮福單), sinh ngày 11 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (tức 28 tháng 2 năm 1882) tại Huế, là con của Hàm Hóa Hương công Tăng Du. Ông là cháu đích tôn 4 đời của vua Gia Long, là cháu trực hệ của Hoàng tử Cảnh[2]. Dohoàng tử Cảnh mất sớm, tổ phụ ông là Hoàng tôn Đán bấy giờ còn nhỏ tuổi, ngôi vua truyền cho dòng thứ 2 là hoàng tử Đảm, tức vua Minh Mạng[3]

Quá trình hoạt động

Vì là dòng dõi chính thống trong hoàng tộc nên nhiều nhà ái quốc như Phan Đình PhùngPhan Bội Châu đã có kế hoạch liên lạc với gia đình ông để lập lại ngôi vua, thay cho vua Khải Định vì vị vua này hợp tác với thực dân Pháp. Tuy nhiên vì lý do tuổi già, cha ông từ chối, nhưng giới thiệu ông thay mặt gia đình tham gia phong trào. Biệt danhNguyễn Trung Hưng (阮中興) của ông có từ đó. Khi Phan Đình Phùng mất, khả năng đấu tranh bằng lực lượng vũ trang cũng không còn, ông chuyển sang hoạt động chính trị.

Sang Nhật Bản 1906-1910

Năm 1906, ông trốn sang Nhật và cùng với Phan Bội Châu cổ động phong trào Đông Du. Là một hoàng thân nhà Nguyễn, ông có tư tưởng quân chủ lập hiến và nhận làm người lãnh đạo Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội. Địa bàn ảnh hưởng của ông mạnh nhất trong giới giáo dân Cao Đài. Thời gian ở Nhật ông giả dạng là người Tàu hoặc Nhật và dùng một số bí danh như Lâm Đức Thuận(chữ Hán: 林徳順, Lin De Shun, Rin Toku Jun), Nam Nhất Hùng (chữ Hán: 南一雄, Minami Kazuo) để tránh sự theo dõi của nhà chức trách Nhật và Pháp.[4]
Cường Để (đứng) và Phan Bội Châu (ngồi) tại Nhật Bản, khoảng năm 1907

Sang Trung Hoa và Xiêm La 1910-1915

Năm 1910người Nhật do muốn vay 300 triệu franc từ chính phủ Pháp nên chấp thuận yêu sách của Pháp trục xuất ông và Phan Bội Châu, cũng như các học viên thuộc phong trào Duy Tân tạiNhật. Ông phải rời bỏ Nhật sang Trung Quốc và lưu lạc một thời gian ở Xiêm và sang cả Âu Châu.[5]Các học viên của phong trào Duy Tân cũng theo ông sang Trung Quốc tiếp tục hoạt động phản kháng Pháp, đa số sau này không trở về Việt Nam mà trở thành công chức trong bộ máy chính quyền ở Trung Quốc, hoặc làm quan nhỏ như quan huyện ở địa phương.

Trở lại Nhật Bản

Năm 1915 ông trở về Nhật Bản, cư ngụ ở phường Ômori, Tokyo, giao du với những chính khách Nhật như Inukai TsuyoshiKashiwabara Buntaro, và Matsui Iwane. Những nhân vật này cũng tham gia hiệp hội Kissaragi-Kai với chủ trương ủng hộ tinh thần và tài chánh cho Cường Để.[6] Vì trông cậy vào người Nhật, ông ủng hộ quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam thời Chiến tranh thế giới thứ hai vì nghĩ họ có thể giải phóng đất nước khỏi tay thực dân Pháp.
Tuy nhiên sau đó vì thấy họ không thật tình muốn giúp người Việt mà chỉ muốn tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc Tây phương tại Á Đông, ông đã thất vọng.

Phong trào Cường Để

Tại Việt Nam những người đấu tranh cho độc lập dân tộc đã hình thành nên phong trào Cường Để vào những năm 1940 chủ yếu hoạt động ở miền Trung gồm có cựu Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm, bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, bác sĩ Lê Toàn, Vũ Đình Di, kỹ sư Vũ Văn An. Tuy nhiên năm 1945 sau khi đảo chính Pháp tại Đông Dương, người Nhật không đưa Cường Để lên nắm quyền nên phong trào Cường Để dần suy tàn.

Qua đời

Ông mất ngày 6 tháng 4 năm 1951, tại TokyoNhật Bản, hưởng thọ 69 tuổi do bệnh Ung thư Gan. Tên ông từng được đặt cho một con đường tại Quận 1, Sài Gòn trước năm 1975.

Mộ phần

Nghĩa trang Tạp-ty-cốc 雑司ヶ谷 ở Tokyo nơi còn di cốt của Hoàng thân Cường Để
Di chúc ông dặn trao lại các tài vật cho Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh do đạo Cao Đàiđã từng ủng hộ ông. Vì vậy, năm 1954, một phần di cốt của ông được người Nhật trao cho giáo chủ đạo Cao Đài là Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đem về Tây Ninh. Năm 1957 phần thứ hai di cốt của ông cũng được hồi hương. Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Ngô Đình Diệm đã cử hành trọng lễ đón nhận. Phần thứ ba di cốt được chôn trong mộ phần của Đông Du học sinh Trần Đông Phong ở nghĩa trang Zōshigaya mộ nằm ở dãy 1-4a-4-15(雑司ヶ谷 霊園)[7] thuộc tuyến Toden Arakawa (都電 荒川線), phường Toshima (豊島區 Toshima-ku, Phong Đảo khu). Hổ thẹn vì không vận động quyên góp đủ số tiền cho Phong trào, Trần Đông Phong đã tự sát năm 1908. Cảm kích trước nghĩa khí đó, chính hoàng thân Cường Để đã xây mộ phần cho anh và rồi mộ phần đó lại được dùng làm nơi an nghỉ cuối cùng cho lãnh tụ Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội.
Trong thời gian ông ở Nhật, Kỳ Ngoại hầu đã kết hôn với Andō Shigeyuki (安藤成行)[3] con gái nuôi của Thiên hoàng Chiêu Hòa.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo và chú thích

  1. ^ “Hoàng tử Cảnh của triều Nguyễn: Long đong phận mỏng”. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2012.
  2. ^ Hoàng tử Cảnh mất có 2 con trai là Nguyễn Phúc Đán (còn gọi là Hoàng tôn Đán, về sau đổi tên thành Mỹ Đường và được phong Ứng Hòa công) và Nguyễn Phúc Cảnh (về sau đổi tên thành Mỹ Thùy và được phong Thái Bình công). Năm Minh Mạng thứ năm (1824), Mỹ Đường bị khép tội, giáng làm thứ dân. Hai năm sau, Mỹ Thùy bị bệnh mất, không có con nối dõi. Vua Minh Mạng cho con trưởng của Mỹ Đường là Lệ Chung (hay Duệ Chung), tập tước Ứng Hòa hầu (sau đổi thành Thái Bình hầu, Cảm Hóa hầu) để lo việc phụng thờ Hoàng tử Cảnh... Sau khi Mỹ Đường bị bệnh mất năm Tự Đức thứ ba (1848), Duệ Chung được gia phong tướng Quận công. Con ông là Tăng Nhu về sau được gia phong Hàm Hóa Hương công, chính là cha ruột của Kỳ Ngoại hầu Cường Để.
  3. a ă Trần Đức Thanh Phong, Trần Đức Giang, Đỗ Thông Minh. Kỷ niệm 100 năm phong trào Đông Du. Tokyo: Tân Văn, 2005.
  4. ^ Shiraishi Masaya(白石昌也). "The Vietnamese Phuc Quoc League and the 1940 Insurrection". Tokyo: Contemporary Asian Studies, Waseda University, 2004. tr 7
  5. ^ Shiraishi Masaya. tr 6
  6. ^ Shiraishi Masaya. tr 6-7
  7. ^ Nghĩ trước mộ Trần Đông Phong trên đất Nhật Đúng ra mộ nằm ở dãy 1-4A-4-15


0 nhận xét:

Đăng nhận xét