Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Lý Thái Tổ


Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3974 – 31 tháng 31028), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.
Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế.
Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

Thời Tiền Lê

Lý Công Uẩn (李公蘊) lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh BìnhLý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê (Lê Đại Hành) ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.[1]

Lên ngôi

Xem thêm: Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn
Nhiều sách sử của Việt Nam như Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền Lêlà Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc (陶甘沐) cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[2][3]; thái hậu nhà Tiền Lê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua[4].
Ly Thai To.jpg
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi[5]:
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng, nhưng không nói tới việc giết Lê Long Đĩnh:
Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và chính sử không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.
Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu[7] (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên(順天), nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu (義信侯).[8] Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.

Trị vì

Dời đô về Thăng Long

Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở
Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La, tay viết chiếu rằng:
Các quan cùng đồng tình với ông cho rằng đó là kế lâu dài cho thiên hạ, lập nên cơ nghiệp lớn và làm cho nhân dân được giàu thịnh[9]
Tháng 7 năm 1010 (tức năm Thuận Thiên thứ nhất) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lâp nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức.[9]

Tôn giáo

Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia LâmHà Nội
Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).[10]
Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm.
Tháng 6 năm 1018,[8] Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạngđem về để vào kho Đại Hưng.[11]
Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét:...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể

Chính trị

Lúc bấy giờ nhà Tống của Trung Quốc có những bất ổn về đối ngoại nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, vua Tống cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017(thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm 1020, ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.[8]
Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Năm 1013, lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Ông cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.
Lý Thái Tổ còn thực hiện chính sách "thân dân". Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá.

Đánh dẹp

Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có lực lượng chống đối, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân ra chiến trường, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 2 năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ hai), vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về. Tháng 10 năm 1013, vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân vua giành chiến thắng.
Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi Lý Thái Tổ về tới Vũng Biện, theo Đại Việt sử ký toàn thư "trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội". Thấy vậy, vua đốt hương và khấn trời:
"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét".
Sau khi khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.[12]
Năm 1014, được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man (Đại Lý). Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống. [8]
Năm 1022, ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
Năm 1024, Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.
Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.[8]

Qua đời

Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ băng hà ở điện Long An[8]. Lý Thái Tổ ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi, được táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức.
Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vươngĐông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã[11] Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương, sử gọi là Tam vương chi loạn (三王之亂).
Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông.
Lý Thái Tông kế vị, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖), thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế (神武皇帝).

Gia đình

  1. Vũ Uy vương (武威王).
  2. Dực Thánh vương (翊聖王). Có sách ghi là con trai.[13]
  • Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu[14]:
  1. Trinh Minh hoàng hậu (貞明皇后), tên là Lê Thị Phất Ngân (黎佛銀), theo dã sử là con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã[15][16][17].
  2. Tá Quốc hoàng hậu (佐國皇后).
  3. Lập Nguyên hoàng hậu (立元皇后).
  4. Lập Giáo hoàng hậu (立教皇后).
Còn lại đều không rõ tên họ.
  • Con cái: Ít nhất 8 hoàng tử, 13 công chúa.
  1. Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh Hiển hoàng hậu.
  2. Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên.
  3. Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018.
  4. Vũ Đức vương (武德王, ? - 1028). Khởi đầu loạn Tam vương, bị Lê Phụng Hiểu chém chết.
  5. Uy Minh vương Lý Nhật Quang, còn có tên Lý Hoảng [李晃]. Theo Việt Điện U Linh tập, mẹ là Linh Hiển hoàng hậu.
  6. Công chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc.

Nhận định

Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế
Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ.
Sử gia Lê Văn Hưu phê bình trong Đại Việt sử ký:
Cũng trong Đại Việt sử ký, Lê Văn Hưu so sánh:
Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng:
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định:

Vinh danh

Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư - quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có di tích đình Viến thờ Vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này.
Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên,... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái,...
Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.
Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn KiếmHà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, theo một số ý kiến cho rằng "tượng vua nước Nam nhìn lại giống... Tần Thủy Hoàng", với trang phục giống của Tần Thủy Hoàng và "khi rời đô về Thăng Long Lý Thái Tổ mới 36 tuổi nhưng gương mặt vua Lý trong tượng như ngoài 60" [19]. Bà Vi Thi Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ"[19].
Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân nhân dân Việt Nam - HQ 012 - được đặt tên là Lý Thái Tổ.

Chú thích

  1. ^ NGỌC PHẢ CÁC VUA TRIỀU LÊ, Trần Bá Chí, đăng trên Báo Hán Nôm của VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM - VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM, năm 2010
  2. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư Bản kỷ, quyển II, Kỷ nhà Lý, Thái Tổ hoàng đế
  3. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 2
  4. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 225
  5. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 223
  6. a ă Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ, Kỷ nhà Lê, Đại Hành hoàng đế
  7. ^ Đại Việt sử ký toàn thưBản Kỷ Toàn Thư, Quyển 1, Kỷ nhà Lê, Mục Ngọa Triều Hoàng đế.
  8. a ă â b c d Đại Việt sử lược: Quyển nhị: Vua Thái Tổ
  9. a ă â L
  10. ^ ĐVSKTT Mùa thu, tháng 7, 1010, Xuống chiếu phát tiền kho 2 vạn quan, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức, tất cả 8 sở, đều dựng bia ghi công
  11. a ă Việt Nam Sử Lược, Chương IV: Nhà Lý (1010 - 1225)
  12. a ă â Đại Việt sử ký toàn thư
  13. ^ [ĐVSKTT ghi: Soát lại việc Lý Công Uẩn phong tước ghi tại đây, ngờ toàn thư chép sót về người được phong là Dực Thánh Vương. Đại Việt sử lược (q.2, tờ 2b) ghi vua phong "cho anh làm Vũ Uy Vương, phong cho em làm Dực Thánh Vương". Cương mục (CB2, 8a) không thấy dẫn Đại Việt sử lược, nhưng dẫn Nam Thiên trung nghĩa lục (của Phạm Phi Kiến) nói Dực Thánh Vương là con thứ của Lý Thái Tổ. Phối hợp cả Toàn thư ghi tại đây là Đại Việt sử lược, ngờ Cương mục chú nhầm.]
  14. ^ Lý Thái Tổ có đến…9 bà Hoàng hậu, PV - Báo Phụ nữ, ngày 06/06/2011

  15. ^ Bí ẩn người vợ được Lý Công Uẩn đối đãi đặc biệt
    ^ 4 đền, chùa cầu duyên linh thiêng nức tiếng gần xa - 3. Chùa Duyên Ninh
    , Kim Giang, Tờ báo Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, ngày 09-02-2011
  16. ^ Vua Lý Thái Tổ làm rể vua Lê Đại Hành, Lê Thái Dũng, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 13/09/2011
    ^ Khâm Định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên, quyển II
    ^ a ă Khó khởi công xây dựng tượng đài Lý Thái Tổ vào dịp 10/10

0 nhận xét:

Đăng nhận xét