Nguyễn Sáng (1923-1988) là một danh họa của Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông sinh tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).
Ông là họa sĩ có tư tưởng, giải quyết vấn đề xã hội lớn lao, gay cấn rất nhuần nhị, lay động với hình họa và màu sắc hiện đại, giản dị mà không khô khan, không sáo rỗng bởi con tim thành thực yêu thương cùng với tài năng biến ảo, đa dạng. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng.
Tiểu sử
Năm 1938, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12-1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Tranh của ông gồm nhiều thể loại, ở thể loại nào ông cũng đều thành công. Về thể loại chiến tranh, ông có các tác phẩm Giặc đốt làng tôi, Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi, Thành đồng Tổ quốc. Về thể loại tranh chân dung, ông có hai tác phẩm nổi tiếng là Tư hoạ và Không gian. Ông là bậc thầy về mô tả, làm nổi bật cả tính cách lẫn đặc điểm của nhân vật.
Ngoài ra, ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa (thiếu nữ bên hoa sen), cảnh đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy của chùa chiền (Tháp phổ minh), cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ (Pác Bó), cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa (thiếu nữ trong vườn chuối), cảnh ghi lại những trò chơi dân gian (Chọi trâu, Đấu vật) v.v…
Hội họa
Ông đã làm cuộc cách tân đáng kể trong lĩnh vực sơn dầu và nhất là sơn mài. Đồng thời, ông cũng khai thác thành công phong cách nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc. Cùng với Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, ông là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam. Nếu như Nguyễn Gia Trí đưa sơn mài đến đỉnh cao của những cảnh thần tiên, thì Nguyễn Sáng đẩy sơn mài đến đỉnh cao với tầng lớp đời thường, chiến tranh, cách mạng, những xung đột của cuộc sống hiện tại. Ông bổ sung vào sơn mài bảng màu vàng, xanh, diệp lục với cách diễn tả phong phú dường như vô tận. Những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Sáng nằm ở sơn mài và đấy là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Sáng cho hội họa cả về chất liệu và danh tiếng. Các tác phẩm của Nguyễn Sáng có tầm cỡ về kỹ năng, mang rõ những thông điệp lớn về thân phận con người và tiềm ẩn một tài năng lớn của sáng tạo hiện đại cho nền mỹ thuật Việt Nam. Giai đoạn sung sức nhất trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Sáng vào thập niên 70.
Đồ họa
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông nhiệt thành tham gia cách mạng, vẽ tranh tuyên truyền cổ động, thiết kế tem và giấy bạc Việt Nam. Ông chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Công dân số 1, vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ "Việt Nam" cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vì thế, con tem này càng có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, xã hội...; đánh dấu một mốc lớn đối với ngành Bưu điện nói riêng, đối với đất nước nói chung. Sau khi con tem được phát hành, ở các bưu cục trong cả nước, người mua tem thư "Cụ Hồ" rất đông. Đặc biệt ở Hà Nội đã xuất hiện "Chợ tem" tại Vườn hoa Chí Linh, người chơi tem chen nhau mua loại tem "Cụ Hồ". Đã có những vần thơ mừng đón con tem:
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Tem mang hình Bác trên mình
-
- Tem thêm sức mạnh, thêm tình trong tem
-
- Tem đưa thư khắp mọi miền
-
- Phố phường, làng bản, tiền duyên, đảo mờ
-
- Cưỡi mây, tem vượt cõi bờ
-
- Năm châu bốn biển, chan hòa tình yêu...
-
-
-
-
-
-
-
Tiếp sau đó, vào năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến cực kỳ gian khổ ở núi rừng Việt Bắc, đáp ứng yêu cầu kháng chiến, Nguyễn Sáng lại được giao thiết kế bộ tem thứ hai - "Kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh", thể hiện chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tư thế ngồi hơi nghiêng, vẻ mặt trầm tư, sâu lắng, đĩnh đạc và đầy kiên nghị, phản ánh được phong thái của Người trong những ngày kháng chiến ở thời kỳ quyết liệt. Tem in typo trên giấy đó gồm 2 mẫu với 2 màu: nâu vàng đất và đỏ gạch mộc mạc, khiêm tốn, giản dị. Đây là bộ tem độc đáo của Việt Nam bởi được in trên giấy dó - một loại giấy được sản xuất thủ công chuyên dùng để in tranh dân gian ở miền Bắc Việt Nam và nó nhanh chóng trở thành bộ tem quý hiếm đối với giới chơi tem.[1]
Đánh giá về những mẫu tem do Nguyễn Sáng thiết kế, họa sĩ Phan Kế An, Trưởng bộ môn Đồ họa - Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, người chuyên vẽ Bác Hồ đã viết: Nguyễn Sáng khi sáng tác hội họa là một tác giả có bút pháp phóng khoáng, có thể nói là tung hoành nữa, nhưng khi vẽ tem, vẽ giấy bạc lại là một nhà đồ họa vững vàng, tỉ mỉ, chính xác, biết tìm những biện pháp tối ưu, thích hợp với kỹ thuật thô sơ của thủa sơ khai... Con tem đầu tay của anh vẽ chân dung "Cụ Hồ" là con tem chững chạc, vẽ với tinh thần trách nhiệm cao, với tình cảm sâu đậm, hình ảnh Bác được mô tả đúng tinh thần, toàn thể con tem trang trọng.
Tôn vinh
Ông mất năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh thọ 65 tuổi. Tên tuổi của ông được ghi trong Từ điển Bách khoa Larousse ở Pháp[2]. Ông đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét