Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Nguyễn Trọng Vĩnh

Kết quả hình ảnh
Nguyễn Trọng Vĩnh (1916) là thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam và là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến 1987.

Tiểu sử

Ông sinh năm 1916 trong một gia đình bần cố nông ở Vĩnh Lộc - Thanh Hóa.[1] Mồ côi mẹ từ năm 1 tuổi, khi lên 9 tuổi ông được bán cho một gia đình ở Hà Nội với giá 6 đồng bạc để làm con nuôi, nhưng bị đối xử với như người ở, và không được đi học, sau 5 năm mới được chuộc về nhà.[1].
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1937,[1] và từng kinh qua những chức vụ sau:
  • 1945: Chủ tịch Ủy ban Cách mạng huyện Đông Anh tỉnh Phúc Yên [2].
  • 1948: Ủy viên chính trị Liên Khu 1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên, Quảng Yên và Hải Ninh
  • 1950: Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • 1958: Chính ủy Quân khu 4 [3]
  • 1959: Được thăng quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam [4]
  • 1960-1976: Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III
  • 1961: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương [5]
  • 1961-1964: Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.[6]
  • 1964-1974: Hoạt động tại Lào, trưởng đoàn cố vấn chính phủ.[1][7]
  • 1974-1987: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc.[6].
  • 1974: Kiêm giữ chức Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan [8]
Năm 1987 ông kết thúc 4 nhiệm kỳ đại sứ và về nước.[9]
Năm 1990 sau khi nghỉ hưu ông tham gia công tác tại Hội Cựu Chiến binh Việt Nam vừa thành lập, ông là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời, Phó Chủ tịch Hội.[10]
Ông được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.[11]

Gia đình

Năm 1946, ông thành hôn với bà Lê Thị Ban, từng là bí thư Thành Ủy Đảng CSVN tại Hải Phòng và có 3 gái, 1 trai.[1]

Vai trò góp ý

Khi về hưu, mặc dù đã cao tuổi, nhưng ông vẫn tham gia đóng góp ý kiến trong những vấn đề xã hội và chính trị của đất nước, các vấn đề đối nội và đối ngoại,[12] như là lên tiếng phản đối kế hoạch bành trướng và lấn áp của Trung Quốc tại biển Đông,[6], chống sự lũng đoạn của Bắc Kinh vào hậu trường chính trị Việt Nam,[13] kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước [14], về đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam, về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, về vụ cho doanh nghiệp nước ngoài thuê mướn rừng đầu nguồn cực Bắc,[15] về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên [16], góp ý thành lập Ban giám sát Đảng Cộng sản Việt Nam, độc lập với Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên đề nghị này của ông không được tiếp thu.[11]

Thơ

Tuổi thọ trời cho đã chín nhăm
Cuộc đời nếm trải đủ thăng trầm
Đầu còn minh mẫn, tai còn tỏ
Mắt vẫn tinh tường, tính chửa hâm
Ấm lạnh tình đời còn phán xét
Thịnh suy thế nước vẫn quan tâm
Còn hơi, còn sức còn lên tiếng
Là muốn quyền uy bớt lỗi lầm.
Nguyễn Trọng Vĩnh (2012) [12]

Quan điểm

Theo BBC Việt Ngữ, ông cùng với 60 Đảng viên như cựu Thứ trưởng Chu Hảo, các nhà nghiên cứu kinh tế Lê Đăng Doanh và Phạm Chi Lan, Nguyễn Trọng Vĩnh đã ký một lá thư ngỏ lên Ban Chấp hành Trung ương đề ngày 28/7/2014, nhận định Đảng Cộng sản Việt Nam đã "dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin". Họ yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi Cương lĩnh và "từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa"[17].
Cũng theo BBC Việt Ngữ, ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, TS Lê Đăng Doanh, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, Nguyễn Trung, Phạm Xuân Yêm... đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".[18]

Câu nói

  • Tôi rất tự hào về Đảng ta vì đã từng lập nên những kì tích như lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ. Bây giờ, do một bộ phận đảng viên thoái hoá, biến chất nên uy tín của Đảng không còn được như trước nữa. Nhưng tôi vẫn hi vọng đến lúc nào đó các đồng chí lãnh đạo của chúng ta sẽ nhận ra, sẽ phát huy dân chủ trong Đảng mà chỉnh đốn Đảng thực sự....Tôi là đảng viên kì cựu, chỉ kiến nghị như thế và cảnh báo với Đảng nếu còn tiếp tục xa dân, không lắng nghe ý kiến đúng đắn, thẳng thắn thì sẽ diễn ra tình hình ngày một xấu đi. Là người ở trong Đảng lâu năm, tôi chỉ muốn Đảng mình tốt lên.[11]
  • Ngay các văn kiện của Đảng đã nêu: Có không ít những đảng viên thoái hoá, biến chất. Không ít tức là nhiều đấy! Nó ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, thoái hoá biến chất chỗ nào cũng có. Lòng dân là cơ bản. Cho nên phải làm thế nào lấy lại được lòng dân. Muốn vậy ta phải chỉnh đốn lại Đảng để Đảng trong sáng như những năm tháng thời đầu cách mạng. Phải chỉnh đốn từ trên xuống dưới.[19]
  • Những ai gây ra vụ cưỡng chế vô đạo lý, tàn ác dã man này không còn chút lương tâm con người nữa sao? Vụ Tiên Lãng đã gây xúc động khắp nơi, vụ cưỡng chế Văn Giang này càng làm xúc động lòng người nhiều hơn, kích động nông dân mạnh hơn, cùng với biết bao nhiêu vụ oan trái trước đây, nông dân khiếu kiện năm này qua năm khác không ai giải quyết, uất hận tích tụ đến một ngày nào đó có thể "tức nước vỡ bờ" thì hậu quả sẽ khôn lường...[16]
  • Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô (Hội nghị Thành Đô 1990) phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ.[20]

Chú thích


  1. a ă â b c "Chuyện tình Ngưu Lang-Chức Nữ" của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Phụ Nữ today, 25/09/2011
  2. ^ http://vov.vn/Xa-hoi/Hoa-si-Le-Lam-va-chuyen-chua-ke-ve-Cach-mang-Thang-8/221689.vov
  3. ^ Sắc lệnh số 68/8-SL của Chủ tịch nước: Sắc lệnh bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Vĩnh giữ chức Chính uỷ Quân khu bốn
    ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 036/SL NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 1959
  4. ^ “DCSVN”. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
  5. a ă â Thiếu tướng, cựu Đại sứ VN ở TQ: "Bằng chứng của TQ là hàng giả!", Giáo dụ
    c Việt Nam, 13/06/2011
    ^ Năm Đoàn kết, Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012: Người chiến sĩ tình nguyện Pa-Thét Lào ở Kon Tum
    ^ Lịch sử QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA KHÓA IV (1971 - 1975)
    ^ “Nghị quyết số 783 NQ/HĐNN7 – Wikisource tiếng Việt”. Truy cập 11 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ http://www.cuuchienbinh.com.vn/index.aspx?Menu=1364&Chitiet=1358&Style=1
    ^ a ă â Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Tôi chỉ muốn Đảng mình tốt lên", Người Cao
     Tuổi, 16/09/2011
  7. a ă
    Kỳ 3: Lão tướng 95 tuổi bàn việc nước, Tuổi Trẻ, 17/05/2010
    ^ Hậu quả sau hội nghị Thành Đô?, RFA, 09/10/2012
    ^ Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước, Tuần VN, 14/07/2011
    ^ "Cần xem lại việc cho thuê đất rừng", Pháp Luật, 01/03/2010
    ^ a ă Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng về vụ ECOPARK, Văn Giang, Viện nghiên cứu Những vấn đề phát triển, 10/5/012
    ^ Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung, BBC, 2014-07-29
    ^ “Kêu gọi lãnh đạo 'đổi tên đảng, tên nước'”. BBC. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2015.
    ^ Nhớ lại những phát ngôn ấn tượng (phần 2), Đất Việt, 27/01/2012
    ^ Hậu quả sau hội nghị Thành Đô?, RFA, 2012-10-09
Nguồn HTTP://vi.wikipmedia.org

0 nhận xét:

Đăng nhận xét