Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Nguyễn Du - Đai thi hào của dân tộc

Phạm Quỳnh đã nói rằng: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn..."
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra trong một gia đình khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 



Tiểu sử

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (tức ngày 3 tháng 1năm 1766) tại phường Bích Câu, Thăng Long
Cha là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Tư, hiệu Nghị Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. 
Mẹ là bà Trần Thị Tần (24 tháng 8 năm 1740 - 27 tháng 8 năm 1778), con gái một người làm chức câu kế. Bà Tần quê ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi sinh được năm con, bốn trai và một gái).

Phong cách văn chương
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.

26 kỷ lục của “Truyện Kiều”
Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã trở thành máu thịt, hồn cốt của dân tộc, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng với hơn 35 bản dịch, khiến nhân loại phải đi sâu tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Bản dịch gần đây nhất của các nhà thơ Nga và Việt Nam ra mắt bạn đọc đầu tháng 11/2015, thêm một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của tác phẩm này. 
Trong 10 năm qua, đã có 26 kỷ lục Việt Nam dành cho “Truyện Kiều” và liên quan đến “Truyện Kiều” được xác lập, đó là:
- Tác giả có nhiều sách viết về “Truyện Kiều” nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế; thời điểm xác lập: 2/2/2005.
- Kim Vân Kiều Tân Truyện - Cuốn sách dài nhất Việt Nam - Kỷ lục gia: Ngô Trần Hải An; thời điểm xác lập: 2/2/2005.
- Quyển Truyện Kiều viết bằng thư pháp nặng nhất - Kỷ lục gia: Nhà thư pháp Nguyệt Đình; thời điểm xác lập: 14/8/2005.
- Vở cải lương Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng có thiết kế sân khấu lớn nhất - Kỷ lục gia: Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuấn; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Dàn nhạc trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều – Hội ngộ tài năng) có nhiều nhạc công nổi tiếng nhất - Kỷ lục gia: Nhạc sĩ Trần Vương Thạch và NSƯT Thanh Hải; thời điểm xác lập: 22/2/2007.
- Đạo diễn lần đầu tiên sáng tạo kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật vào trong một vở cải lương (Kim Vân Kiều - Hội ngộ tài năng) có đội ngũ diễn viên tham gia đông nhất - Kỷ lục gia: Đạo diễn Hoa Hạ; thời điểm xác lập: 22/2/2007.

Một số tác phẩm bằng chữ Hán
  • Thanh Hiên thi tập 
  • Nam trung tạp ngâm 
  • Bắc hành tạp lục 
Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). 
  • Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.




Những đánh giá về ông (từ 1930 - nay)
Trong quãng thời gian hơn một trăm năm này, người bình luận các tác phẩm của Nguyễn Du là các nhà nho. 
Ở thế kỷ XIX, các nhà nho thường qua những bài thơ vịnh, những bài tựa mà bộc lộ cách nhìn, chính kiến của mình với tác phẩm. 
Sang thế kỷ XX, các nhà nho lại phát biểu bằng những bài văn chính luận. Nhưng bình luận ở giai đoạn nào họ cũng đều chia làm hai dòng khen và chê. 
Tuy nhiên, dù khen hay chê thì tất cả họ đều đánh giá cao nghệ thuật văn chương của Nguyễn Du. Nhưng văn chương được nhìn như có sự tách rời của hình thức với nội dung.
Các tác phẩm của Nguyễn Du trong giới nghiên cứu, phê bình thấy rõ ba khuynh hướng sau:
Trong giai đoạn đất nước tạm thời chia cắt, tại miền Bắc, việc nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Du trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội theo quan điểm mỹ học mácxít. Tác phẩm văn học được nhìn nhận như là sự phản ánh đời sống xã hội và bộc lộ thái độ của nhà văn đối với hiện thực đó.
Ở miền Nam, thời kỳ 1954 - 1975 cũng có nhiều người để tâm phê bình nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Du. Trước sau năm 1970 cũng thấy một số công trình khá công phu của Phạm Thế NgũĐặng TiếnNguyễn Đăng Thục...
Trong giai đoạn này, các tác phẩm của Nguyễn Du được tiếp cận bởi nhiều phương pháp mới: phong cách học, thi pháp học, ký hiệu học... Đã xuất hiện một số công trình đáng chú ý của Phan NgọcTrần Đình SửĐỗ Đức Hiểu...

Nhìn chung các tác giả đều cố gắng khách quan hóa việc phân tích tác phẩm, muốn làm cho các kết kuận của mình là hiển nhiên, "không còn tranh cãi". Tuy vậy mọi việc không đơn giản, các ý kiến vẫn cứ rất xa nhau, điều đó có nghĩa là những cuộc tranh luận sẽ vẫn tiếp diễn và như vậy nghiên cứu, phê bình về các tác phẩm của Nguyễn Du sẽ tiếp tục tiến triển.
Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về khối lượng, nhưng có vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Hơn nữa nó lại rất năng sản. Từ Truyện Kiềuđã nảy sinh biết bao những hình thức sáng tạo văn học và văn hóa khác nhau: thơ ca về Kiều, các phóng tác Truyện Kiều bằng văn học, sân khấu, điện ảnh; rồi rất nhiều những dạng thức của nghệ thuật dân gian: đố Kiều, giảng Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... Đặc biệt là số lượng rất lớn những bài bình luận, những công trình phê bình, nghiên cứu.

2 nhận xét:

I'm impressed, I have to admit. Rarely do I encounter a blog that's both educative and entertaining, and let me tell you, you have hit the nail on the head. The issue is something that too few folks are speaking intelligently about. Now i'm very happy that I found this during my search for something relating to this. hotmail sign in

Perhaps you will need to prioritize building emergency funds. canada mortgage calculator The government sets certain guidelines for mortgage lending in Canada. canada mortgage calculator

Đăng nhận xét