Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Cao Bá Quát - Thi sĩ lừng danh

Gông dài!Gông dài!

Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...

Kết quả hình ảnh cho Cao_Bá_Quát

Cao Bá Quát (1809-1854). Danh sĩ đời Tự Ðức, tự Chu Thần, hiệu Cúc Ðường, quê Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Con của ông đồ rất hay chữ tên gọi là Cao Cử Chiếu. Dòng giõi họ Cao đời đời khoa bảng xuất thân. Lừng danh nhất là Cao Bá Hiền làm đến Binh bộ Thượng thư triều Lê kiêm chức Tham tụng phủ Chúa Trịnh.

Từ thuở nhỏ ông đã rất thông minh dĩnh ngộ

Năm 1831, ông 22 tuổi, đậu á Nguyên trường thi Hà Nội, nhưng thi Hội 2 phen đều bị đánh hỏng, ông không buồn thi cử nữa, ngao du non nước.

Năm 1841, quan đầu tỉnh Băc Ninh đề cử ông với triều đình, ông được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ. ít lâu sau được cử chấm thi ở trường Hương tỉnh Thừa thiên, ông và bạn đồng sự là Phan Nha dùng khói đèn chữa một ít quyển văn hay mà phạm huý, toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác, ông bị kết vào tội chết, nhưng Triệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Ðà Nẵng.

Gặp khi có sứ bộ Ðào Trí Phú sang Tân Gia Ba công cán, ông được tha cho theo sứ bộ đi lập công chuộc tội. Xong việc trở về, ông được phục chức cũ, rồi thăng làm chủ sự.

Năm 1854, ông phải đổi lên Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Ông buồn và căm phẫn quyết chí theo làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa ở Mi Lương thất bại, ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với 2 con trai năm ông 45 tuổi.

Ông còn để lại cho đời bộ sách Chu thần chi tập. Thơ ông dù bằng chữ Hán hay quốc âm đều rất hay. Những bài ca trù của ông cũng xuất sắc. Tên tuổi của ông được nêu cao với văn học nước nhà.


Tác phẩm để đời của văn nhân

Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:

Cao Bá Quát thi tập
Cao Chu Thần di thảo
Cao Chu Thần thi tập
Mẫn Hiên thi tập

0 nhận xét:

Đăng nhận xét