Là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991. Thời kỳ là Tổng Bí thư, ông nổi tiếng với bút danh N.V.L. (sau này ông cho biết đó là "Nói Và Làm") với một loạt những bài báo trong chuyên mục Những việc cần làm ngay trên báo Nhân dânbàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội. Ông được xem là người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam.Nguyễn Văn Linh (1 tháng 7 năm 1915 – 27 tháng 4 năm 1998)
Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc, còn gọi là Mười Cúc, sinh tại Thôn Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình công chức.
Hoạt Động Và Sự Nghiệp
Năm 1929, tham gia học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo.
Ngày 1 tháng 5 năm 1930, Nguyễn Văn Linh bị thực dân Pháp bắt, do tuyên truyền chống lại Pháp. Ông bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền ông được trả tự do.
Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng. Tháng 4/1937, hội nghị thành lập Tỉnh ủy Hải Phòng gồm Nguyễn Văn Túc (Nguyễn Công Hòa), Đinh Văn Nhạ (tức Trần Quý Kiên), Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Vượng, Tư Thành, Hoàng Văn Trành,... do Nguyễn Văn Túc làm Bí thư. Ban Tỉnh ủy mới vừa phát triển, củng cố tổ chức vừa phát động công nhân, lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ làm đà cho cao trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Sau đó ông chuyển lên hoạt động ở Hà Nội.
Ngày 1 tháng 5 năm 1930, Nguyễn Văn Linh bị thực dân Pháp bắt, do tuyên truyền chống lại Pháp. Ông bị kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền ông được trả tự do.
Năm 1936, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động ở Hải Phòng. Tháng 4/1937, hội nghị thành lập Tỉnh ủy Hải Phòng gồm Nguyễn Văn Túc (Nguyễn Công Hòa), Đinh Văn Nhạ (tức Trần Quý Kiên), Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), Nguyễn Văn Vượng, Tư Thành, Hoàng Văn Trành,... do Nguyễn Văn Túc làm Bí thư. Ban Tỉnh ủy mới vừa phát triển, củng cố tổ chức vừa phát động công nhân, lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ làm đà cho cao trào Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Sau đó ông chuyển lên hoạt động ở Hà Nội.
Hoạt Động Miền Nam
Sau đó, ông vào hoạt động tại Sài Gòn và là cấp dưới trực tiếp của Bí thư Sài Gòn thời kì này - bà Nguyễn Thị Minh Khai.
Năm 1939, ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại Xứ ủy Trung kỳ.
Năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Đến năm 1945, ông hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, sau đó ở Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định.
Năm 1947, Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, đến 1949 là Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.
Từ 1955 tới 1960, ông là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định.
Từ 1957 đến 1960, ông là Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.
Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư (1961 - 1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Ông có những đóng góp không nhỏ đối với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Năm 1976, khi Thành phố Sài Gòn đổi tên làm Thành phố Hồ Chí Minh, ông được cử làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến 1980.
Trước Đại hội Đảng lần thứ V, Nguyễn Văn Linh xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1981), thay ông Võ Văn Kiệt ra trung ương. Về sau, ông giải thích với ông Võ Trần Chí người sẽ giữ cương vị Bí thư Thành ủy: "Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên mình xin rút...". Ông trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử của thành phố này.
Tháng 6 năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Gần cuối nhiệm kỳ V, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1987). Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở của Việt Nam. Tuy nhiên sau khi sự kiện bức tường Bá Linh qua đi, đồng minh thân cận của Việt Nam như lãnh đạo Rumani Ceaucescu bị hạ bệ, các nhân vật bảo thủ trong đảng đã tìm cách bóp nghẹt tiến trình này.
Sau một nhiệm kỳ Tổng Bí thư (1986-1991), ông cương quyết rút lui không ra ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo, dù nhiều người muốn ông làm thành viên của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI kết thúc vào năm 1991. Ông nói "dù không còn ở trong Trung ương nữa, nhưng với trách nhiệm là người đảng viên, tôi xin cố gắng cống hiến sự hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho cách mạng, cho Đảng cho đến hơi thở cuối cùng".Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) và lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.
Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Ông qua đời ngày 27 tháng 4 năm 1998, hưởng thọ 83 tuổi.
Năm 1939, ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Sài Gòn, sau đó được Đảng điều ra Trung Kỳ để lập lại Xứ ủy Trung kỳ.
Năm 1941, ông bị bắt ở Vinh, bị kết án 5 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Đến năm 1945, ông hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, sau đó ở Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định.
Năm 1947, Nguyễn Văn Linh là Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, đến 1949 là Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.
Từ 1955 tới 1960, ông là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn-Gia Định.
Từ 1957 đến 1960, ông là Quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.
Năm 1960, tại Đại hội Đảng lần thứ III ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, làm Bí thư (1961 - 1964), rồi Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Ông có những đóng góp không nhỏ đối với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Năm 1976, khi Thành phố Sài Gòn đổi tên làm Thành phố Hồ Chí Minh, ông được cử làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, giữ chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến 1980.
Trước Đại hội Đảng lần thứ V, Nguyễn Văn Linh xin rút ra khỏi Bộ Chính trị, trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1981), thay ông Võ Văn Kiệt ra trung ương. Về sau, ông giải thích với ông Võ Trần Chí người sẽ giữ cương vị Bí thư Thành ủy: "Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên mình xin rút...". Ông trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử của thành phố này.
Tháng 6 năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, Trường Chinh làm quyền Tổng bí thư, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư. Gần cuối nhiệm kỳ V, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1987). Từ đây bắt đầu thời kỳ Đổi Mới và Cởi Mở của Việt Nam. Tuy nhiên sau khi sự kiện bức tường Bá Linh qua đi, đồng minh thân cận của Việt Nam như lãnh đạo Rumani Ceaucescu bị hạ bệ, các nhân vật bảo thủ trong đảng đã tìm cách bóp nghẹt tiến trình này.
Sau một nhiệm kỳ Tổng Bí thư (1986-1991), ông cương quyết rút lui không ra ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo, dù nhiều người muốn ông làm thành viên của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI kết thúc vào năm 1991. Ông nói "dù không còn ở trong Trung ương nữa, nhưng với trách nhiệm là người đảng viên, tôi xin cố gắng cống hiến sự hiểu biết và kinh nghiệm nhỏ bé của mình cho cách mạng, cho Đảng cho đến hơi thở cuối cùng".Tại các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) và lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương.
Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Ông qua đời ngày 27 tháng 4 năm 1998, hưởng thọ 83 tuổi.
Sự Kiện
Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt" - Ông và một số Giám đốc các cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu. "Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam.
Chính Sách
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ 20, lúc còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh đã tiến hành thí điểm những đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế ở một số doanh nghiệp nhà nước tại thành phố đông dân nhất Việt Nam. Đây là những bước đột phá đầu tiên mặc dù chưa hoàn thiện nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm. Đây cũng là những đòi hỏi và đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối, chính sách cho thời kỳ đổi mới.
Cuối tháng 5 năm 1987, trên trang nhất báo Nhân dân xuất hiện một bút danh mới N.V.L với mục Nói và Làm. Ông viết một loạt bài "Những việc phải làm ngay", ký tên NVL. Theo lời kể của nhà báo Hữu Thọ:
Lúc đó tôi công tác ở báo Nhân dân. Tối ngày 24 tháng 5 năm 1987 là phiên tôi trực ban biên tập. Vào khoảng 17 giờ 30, khi mọi người đã về, tòa soạn chỉ còn tôi và ban thư ký trực hôm đó thì đồng chí thường trực ở cổng 71 Hàng Trống đưa vào một phong thư nói là của một người đứng tuổi đi xe ôtô Lada màu sữa gửi ban biên tập. Tuy không đóng dấu hỏa tốc nhưng do phong bì của Văn phòng Trung ương nên tôi mở ngay. Trong phong bì có thư và một bài báo viết tay. Bức thư thì ký tên Nguyễn Văn Linh, nói rõ là gửi bài báo, nếu ban biên tập thấy được thì đăng. Còn bài báo có đầu đề "Những việc cần làm ngay", ký tên NVL.
| ||
— Hữu Thọ
|
Từ năm 1986 đến 1991 trong nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh đã góp phần có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên. Nhằm khắc phục những bất cập, lạc hậu của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp của Việt Nam, ông đã đưa ra những ý tưởng mới, quan niệm mới, cách làm mới. Kiên quyết làm gương về chống tác phong quan liêu, xa dân, từ bỏ những đặc quyền đặc lợi, ông đã bỏ chế độ lãnh đạo cấp cao đi máy bay chuyên cơ trong nước, đi công tác bằng xe Lada không có máy điều hoà (tiêu chuẩn dùng cho cấp Thứ trưởng); vào Nam ra Bắc đi máy bay chung với mọi người; cắt giảm chế độ bảo vệ an ninh,...
Quan Điểm
“ | Phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, chống những thói quen lỗi thời dai dẳng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lĩnh vực và trong bản thân từng người chúng ta. | ” |
— Bài diễn văn đọc trong phiên khai mạc Đại hội VI ngày 15 tháng 12 năm 1986
|
- Ông cho rằng "báo chí là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân". Trong một bài đăng ngày 24 tháng 6 năm 1987, ông đề cập đến:
Từ sau Đại hội IV Đảng, nhà nước phát động phong trào nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm không tốt thì phê bình, sửa chữa. Văn kiện Đại hội VI đã yêu cầu đấu tranh chống các biểu hiện lạc hậu, trì trệ, biểu hiện tiêu cực khác và đưa công khai trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt của tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất. Điều đó chỉ làm tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
| ||
— NVL
|
- Về vấn đề Đổi mới:
Đảng chủ trương đổi mới toàn diện, nhưng đổi mới phải có nguyên tắc, đúng định hướng XHCN với hình thức, bước đi và cách làm thích hợp, phát huy dân chủ, đồng thời giữ vững kỷ luật kỷ cương, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, kiên quyết chống tệ tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân |
Tác phẩm
- Thành phố Hồ Chí Minh mười năm
- Đổi mới tư duy và phong cách
- Về công tác quần chúng
- Đổi mới để tiến lên (4 tập)
- Theo con đường Bác Hồ đã chọn
- ..
.Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương khác.Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam.
Đường Nguyễn Văn Linh được đặt ở Hà Nội (nối đoạn cắt Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự với đường Nguyễn Đức Thuận), thành phố Hồ Chí Minh (nối Tân Thuận đến đoạn cắt quốc lộ 1A và tuyến đi Trung Lương), Đà Nẵng (nối sân bay Đà Nẵng với Võ Văn Kiệt), Cần Thơ (nối quốc lộ 91B với đường Quang Trung), Hải Phòng (nối Tôn Đức Thắng với Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đồng Hới, Quảng Bình (nối đường Lý Thường Kiệt với đường Hữu Nghị, phường Nam Lý)...
Một nhà tưởng niệm ông được xây dựng tại quê hương
Gia đình
Phu nhân là bà Ngô Thị Huệ (sinh 1918, kết nạp Đảng năm 1936, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I đến khóa IV, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Vĩnh Long, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Sài Gòn, nguyên Vụ trưởng Vụ Cán bộ trực thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). Hai ông bà có con gái đầu lòng tên Nguyễn Thi Hòa năm 1953, con gái thứ Nguyễn Thị Bình năm 1954 và con trai Nguyễn Hùng Linh (hay Nguyễn Văn Linh) khoảng năm 1957.
Tên Nguyễn Văn Linh thực chất là bí danh, và được đặt theo tên người con trai út của ông.
Nguồn HTTP://vi.wikipmedia.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét