Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Phạm Nhật Vượng


Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân người Việt Nam được xem là vị tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó (1 tỷ đô la bằng 20.000 tỷ đồng).[2]
Trước đó vào năm 2010, ông là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam(theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008[3]. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl - thuộc nhóm các công ty của Vincom - niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Ông Vượng nắm giữ 49 triệu cổ phiếu VIC và 20 triệu cổ phiếu VPL. Với số cổ phiếu này, theo ước tính cuối 2008, ông Vượng nắm giữ số vốn lên đến 5.225 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với năm 2007. Chỉ tính riêng số vốn ở VIC, tài sản của ông Vượng tăng gần 200 tỷ đồng.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tổng tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ,[4] 2,1 tỷ năm 2016[5]. cho đến tháng 3 năm 2014 là 1.6 tỷ USD.[6] Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2013.

Gia đình

Ông bà nội của Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Phước và Nguyễn Thị Biện quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người con. Người chị tên Phạm Thị Lộc, người em trai tên Phạm Nhật Quang (sinh năm 1926). Phạm Nhật Quang có vợ là người Hải Phòng[7]. Hai ông bà có ba người con: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Lan Anh (1969) và Phạm Nhật Vũ (1975). Em trai của ông, Phạm Nhật Vũ, là chủ tịch An Viên Group Có niềm đam mê với võ thuật nên mời rất nhiều vệ sĩ là Võ sư nổi tiếng.[8]

Quá trình hoạt động

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội. Cha ông là quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mẹ ông bán trà rong trên phố.[9] Từ 1982đến 1985, ông theo học và tốt nghiệp trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.[10]. Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và, nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, được học bổng du học ở Moskva (Nga)[11] tại Trường Mỏ địa chất (tiếng Nga: Российский государственный геологоразведочный университет имени Серго Орджоникидзе, РГГРУ (RGGRU)), theo ngành kinh tế địa chất.[12] Năm 1993, ông tốt nghiệp đại học RGGRU, kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Lúc này Liên Xô vừa sụp đổ đang rơi vào hỗn loạn, xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế. Ở Việt Nam thì đang thực hiện Đổi Mới. Hai vợ chồng quyết định không về nước mà chuyển tới sống ở KharkovUcraina. Ucraina một trong những quốc gia lớn nhất thuộc Liên Xô cũ. Vay mượn tiền từ bạn bè và người thân được 10,000 USD, ông và bà Hương mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long, ở Kiev, Ucraina.[13]. Ngày 8/8/1993, ông bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu “Mivina” («Мивина») sau khi vay 100,000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8% một tháng.[13][14]. Hoạt động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến năm 1995, thương hiệu mỳ “Mivina” bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nguyên liệu cho mỳ “Mivina” được nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Sản lượng mỳ “Mivina” là 1 triệu gói trong năm 1996. Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000. Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói. Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.[14]
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.[13]
Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).[cần dẫn nguồn]
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.
Vincom: có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng. Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009 [15]. Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.
Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng - quận Long Biên vào đầu tháng 1/2012[16].

Tài trợ]

2007, Phạm Nhật Vượng đã tài trợ 18,5 tỷ đồng để xây dựng trường trung cấp dạy nghề Phạm Dương và trường mầm non Phù Lưu cho quê hương Hà Tĩnh của ông.

Nhận xét

  • "Trở thành tỷ phú đôla nhờ bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng đang nuôi tham vọng vươn tới những cơ hội mới trên thị trường quốc tế", Bloomberg.[17]

Chú thích


^ “Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đi từ 'không' đến 'có' thế nào?”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014.
^ “top 100 người giàu nhất Việt Nam trên TTCK 2011”. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2012.
^ “100 người giàu nhất trên TTCK 2008”. Báo điện tử VnExpress. Ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.
^ Pham Nhat Vuong March 2013
^ “Pham Nhat Vuong” (Thông cáo báo chí). Forbes. Tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.
^ “Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục lọt vào danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes”. Báo điện tử Dân Trí. 4 tháng 3 năm 2014. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014.
^ “Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2014” (PDF). Vingroup. Ngày 29 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2015.
^ Bí ẩn lối sống của em trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vietnamnet, 15/10/2014
^ Vietnam's First Billionaire And The Triumph Of Capitalism Michael Noer. Forbes MAR 4, 2013 @ 07:31 AM
^ Trường Kim Liên gây bất ngờ với loạt HS thành đạt - Giáo dục - Zing.vn
^ Chuyện về tỷ phú Phạm Nhật Vượng
^ Báo Ukraine: "Nhiều người Ukraine nhớ ông Phạm Nhật Vượng" - Kinh tế - giaoduc.net.vn
^ a ă â Первый миллиардер Вьетнама: от лапши на Украине до торговых моллов в Сайгоне | Forbes.ru
^ a ă Báo Nga viết về người giàu nhất Việt Nam - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
^ “Ông Phạm Nhật Vượng” (Thông cáo báo chí). VnExpress. 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.
^ N.Linh (ngày 1 tháng 12 năm 2011). “Vingroup "bán đứt" tháp B tòa nhà Vincom cho Techcombank”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012.
^ “Vị tỷ phú ẩn danh ở Việt Nam” (Thông cáo báo chí). Báo Tiền Phong. 15 tháng 10 năm 2012.



    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét